I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
1.Chủ đề:
Thể hiện thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh
ÆLà ý chính, vấn đề chính của văn bản
2 Dàn bài
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh và y đức của ông
ÆGiới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ Thân bài: Kể về sự việc Tuệ Tĩnh hết lòng vì người bệnh
ÆKể diễn biến của sự việc
+Kết bài: Tuệ Tĩnh tiếp tục công việc
Æ Kết cục của sự việc
II. Luyện tập:
Bài 1:SGK trang 46
a. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ.
- Chủ đề toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Sự việc tập trung cho chủ đề: câu nói của người nông dân với vua: Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi….
b.Bố cục
+ Mở bài: Câu nói đầu tiên.
+ Thân bài: Các câu tiếp theo
+ Kết bài: Câu cuối cùng.
c. So sánh với truyện về Tuệ Tĩnh
+ Có bố cục 3 phần
+ Kết bài đều hay
+ Sự việc ở hai truyện đều kịch tính và bất ngờ
+ Truyện kể về Tuệ Tĩnh : mở bài nói rõ chủ đề ngay; kết bài có sức gợi; chủ đề nằm ở đầu truyện
+ Truyện Phần thưởng: mở bài chỉ giới thiệu tình huống chuyện’ kết bài thì kẻ tham lam bị trừng trị, người ngay thẳng được thưởng, sự bất ngờ nằm ở cuối chuyện
d. Sự việc ở phần thân bài thú vị ở chỗ.
- Đòi hỏi vô lí của viên quan quen thói hạch sách dân
- Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân.
- Câu nói trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ. Nó thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân mượn tay nhà vua để trừng phạt tên quan thích nhũng nhiễu dân.
Bài 2:
a. Phần mở bài:
- Truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ chưa giải thích rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ nói tới việc Hùng Vương chuẩn bị kén rể.
- ‘Sự tích Hồ Gươm’ đã giải thích rõ hơn cái ý cho mượn Gươm tất sẽ dẫn tưới việc trả Gươm sau này.
b. Phần kết thúc:
- Truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ kết thúc theo lối vòng tròn, chu kì lặp lại
- ‘Hồ Gươm’ kết thúc trọn vẹn hơn.
C.TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (Qua những từ ngữ diễn đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề
- Những căn cứ để lập ý và dàn ý
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu đề: Đọc kỹ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để làm bài văn tự sự
II.Ghi bảng |
I.Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề,tìm hiểu đề văn tự sự
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt
(3) Kỷ niệm ngày thơ ấu .
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi .
ÆTìm hiểu kĩ lời văn của đề
ÆNắm vững yêu cầu của đề
2.Cách làm bài văn tự sự
a)Tìm hiểu đề
Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
ÆXác định yêu cầu về thể loại, nội dung, ngôn ngữ
b) Tìm ý
Xác định được:
+ Nhân vật chính
+ Sự việc chính
+Chủ đề
+Nguyên nhân, diễn biến kết quả
+ Ý nghĩa câu chuyện
c)Lập dàn bài
Đầy đủ 3 phần
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
d) Viết bài
e) Đọc và sửa chữa
II.Luyện tập
Bài tập SGK trang 48
|
|